Những năm gần đây tại Trung Quốc, họ dựa vào tâm lý người dùng để cho ra đời những chiếc điện thoại có gắn nhãn hiệu của các thương hiệu máy ảnh, camera nổi tiếng để khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng khi mua và sử dụng những chiếc điện thoại như vậy. Thực tế nó chỉ là những mối quan hệ hợp tác phục vụ cho hoạt động marketing và khuếch trương danh tiếng.
Có phải đây là trào lưu mới
Trước đó, Nokia là thương hiệu dẫn đầu cho việc này bằng cách hợp tác với Carl Zeiss nhưng giờ đây Nokia không còn độc quyền ống kính Carl Zeiss trên smartphone nữa. Lần lượt điều này được xuất hiện ở các hãng điện thoại Trung Quốc, trong đó nổi trội bởi Huawei. Hãng smartphone đã làm nổi bật vấn đề này khi chọn hợp tác với công ty Đức Leica về ống kính camera được cho là chất lượng được sánh ngang với các hãng như Samsung, Apple.


Ngoài lề một câu nói vui nhưng lại rất hợp với tình cảnh lần này là “Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa” được ví khi áp dụng cho những dòng chữ thương hiệu được gắn trên ống kính camera Huawei. Hệ thống thấu kính này thực chất không phải do Leica sản xuất như nhiều người tưởng tượng vì hãng thực tế không cần thiết phải chế tạo thấu kính trên một smartphone bởi họ chỉ sản xuất những ống kính cực kỳ đắt tiền và chuyên về quang học. Cho nên đừng nhầm lẫn chúng tương đương với những “chấm đỏ” Leica hàng ngàn USD bạn thấy ở các cửa tiệm vì đó là sản phẩm được gia công theo thiết kế từ trước của Huawei và công ty Đức.
Chiến lược người theo sau lại tiếp tục áp dụng cho OnePlus khi bắt đầu thực hiện tương tự là hợp tác với hãng Thụy Điển Hasselblad để được quyền gắn nhãn lên cụm camera ở thân máy. Hasselblad vốn là một công ty nhiếp ảnh nổi tiếng như Leica, chuyên sản xuất camera, ống kính, máy quét,… Tuy nhiên, không có chuyện phần cứng camera điện thoại OnePlus được thiết kế bởi kỹ sư Hasselblad.


Theo thông tin tiết lộ OnePlus và Hasselblad sẽ làm việc cùng nhau trong ít nhất ba năm tới. Việc hợp tác lần này mục đích mang lại chất lượng hình ảnh trung tính thực sự thay vì chỉ chăm chăm lọc hình ảnh qua mắt. Ngoài ra, hãng mong muốn sử dụng tất cả các tùy chọn phần mềm chụp ảnh tính toán theo ý của mình để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến máy ảnh vĩ đại.
Các hãng lớn khác như Samsung liệu có đi theo xu hướng này
Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng một hãng lớn như Samsung sao lại không đi theo hướng như vậy để marketing cho thương hiệu của mình. Nguyên do chính cũng vì Samsung – một ông lớn trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, cho nên việc kết hợp như vậy vô tình tạo danh tiếng cho cả hai nên Samsung cực kì cân nhắc.


Bù lại nhà Samsung sở hữu kha khá công ty con sản xuất các thành phần của một hệ thống camera di động bao gồm sở hữu bộ phận LSI tự thiết kế cảm biến ISOCELL, Foundry phụ trách sản xuất, Electro-Mechanics thiết kế và sản xuất thấu kính, bộ truyền động và lắp ráp module camera hoàn chỉnh. Vậy nên việc tự chủ này là rất tốt so với các hãng Trung Quốc kia.