Apple được người dùng biết đến là hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới với những thiết bị có chất lượng uy tín. Tuy nhiên, trước khi trở thành thương hiệu công nghệ “vạn người mê” như thế, Apple từng trải qua giai đoạn khó khăn, lao đao, đặc biệt là vào khoảng những năm 90. Chỉ khi Steve Jobs quay trở lại điều hành công ty vào năm 1997 thì Apple mới có những bước tiến mới và thành công cho đến ngày nay. Dưới đây là những sản phẩm đầu đời của Apple, khác xa với những chiếc iPhone, Macbook, cho thấy được quá trình phát triển của hãng cũng là một nỗ lực phi thường:
1. APPLE MAC PORTABLE


Đây là máy tính xách tay đầu tiên của hãng, được ra mắt vào năm 1989. Được biết, Mac Portable có nhiều bất tiện như thiết kế pin kém, nặng khoảng 16 lbs (7,2 kg) và không thể di chuyển linh hoạt. Vì thế, hiệu suất bán hàng của sản phẩm vô cùng kém do vẻ ngoài cục mịch và tương tác chậm. Tuy nhiên, thiết bị này lại vô cùng đắt với giá $6,5000 (khoảng 147 triệu VNĐ).
2. APPLE NEWTON MESSAGEPAD


Apple Newton được xem là một thiết bị hỗ trợ lưu trữ và ghi chép thời kì đầu của hãng, do Sharp chế tạo. Đây là một nỗ lực ban đầu của Apple trong việc sản xuất Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) – một thuật ngữ do Giám đốc điều hành của Apple lúc đó là John Sculley đặt ra. Thiết bị ra mắt vào năm 1993 với giá bán lẻ là $700 (khoảng 14 triệu VNĐ). Được biết, sản phẩm có tính năng chính là nhận dạng chữ viết tay và đi kèm với các ứng dụng phổ biến như ghi chú, chuyển đổi tiền tệ,…Tuy nhiên, sản phẩm cũng thất bại trên thị trường tiêu thụ vì gặp khá nhiều lỗi và kích thước khá lớn nên không được người dùng ưa chuộng.
3. POWERBOOK 5300


Được phát hành vào năm 1995, Powerbook 5300 của Apple là Powerbook dựa trên PowerPC đầu tiên của hãng. Ban đầu thiết bị được thiết kế để sử dụng pin lithium-ion, nhưng thiết kế đã được thay đổi sau khi loại pin này bốc cháy trên dây chuyền lắp ráp. Có thể nói, pin của Powerbook 5300 đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với Apple và hãng đã giải quyết bằng cách chuyển sang hyđrua kim loại niken. Tuy nhiên, sản phẩm cuối cùng cũng bị người dùng quay lưng và thậm chí còn bị đánh giá là một trong những sản phẩm tệ nhất của Apple.
4. MAC PERFORMA X200 SERIES
Được giới thiệu vào tháng 4 năm 1995, Mac Performa x 200 Series được cho là một trong những sản phẩm tệ nhất của Apple. Vì các thiết bị này đều có vấn đề về phần cứng. Ngoài ra, thiết bị còn có một khe cắm bộ nhớ cache ROM / L2 không thể nâng cấp. Do đó, hiệu suất kém của thiết bị còn khiến người dùng cho rằng máy Mac chậm hơn PC Windows vào thời điểm đó.


5. MACINTOSH TV


Năm 1993, Apple đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa máy tính và TV bằng Macintosh TV của hãng. Về cơ bản, đây là máy tính Performa 520 với TV tích hợp ở dạng Sony Trinitron CRT 14 “. Người dùng sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng có sự tích hợp nhưng kém cỏi giữa TV và máy tính vì thiết bị này chỉ sử dụng màn hình để xem TV hoặc biểu thị dưới dạng màn hình máy tính. Hơn nữa, với mức giá khá cao $2000 (khoảng 45 triệu VNĐ), sản phẩm này cũng giống như số phận các thiết bị đời đầu khác của Apple.
6. APPLE BANDAI PIPPIN


Vào giữa những năm 1990, Apple đã hợp tác với Bandai để giành được vị trí trong thị trường giao diện điều khiển. Do đó, Pippin được ra đời với thiết kế pha trộn giữa một bảng điều khiển và một máy tính mạng. Với mức giá $600, Apple có nhiều hy vọng cho việc sản xuất bảng điều khiển và đưa ra ước tính về doanh số bán hàng trong năm đầu tiên là khoảng 300.000 chiếc. Tuy vậy, thiết bị lại không hoạt động tốt cùng với thẻ giá cao cũng như không đa dạng trò chơi để lựa chọn nên thiết bị hoàn toàn không có cơ hội cạnh tranh với PlayStation, Nintendo và Sega. Và cuối cùng, dưới sự thất bại ấy, Pinpin dường như chìm vào quên lãng đối với người dùng mặc dù đã được bán trên toàn thế giới khoảng 12,000 – 42,000 chiếc.
7. APPLE QUICKTAKE


Đây là chiếc máy ảnh kỹ thuật số của Apple được giới thiệu vào năm 1990. Được biết, thiết bị sở hữu 0,3 megapixel, có thể chụp ảnh ở độ phân giải 640 x 480 và được ca ngợi là “máy ảnh kỹ thuật số tiêu dùng đầu tiên” bởi tạp chí Time. không những thế, dưới độ phân giải 640 x 480, có thể lưu trữ được 8 bức ảnh, tuy nhiên, người dùng cũng có thể giảm độ phân giải xuống 320 x 240 để tăng số lượng hình ảnh lưu trữ trên đó. Nhưng dù cho có tuyệt vời đến mức nào thì trước sự phát triển của Instagram thì người dùng đã không còn hứng thú với thiết bị chụp hình kỹ thuật số đời đầu nữa.
8. APPLE MAC PHIÊN BẢN GIỚI HẠN


Để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công ty, Apple đã quyết định tạo và phát hành máy tính cá nhân phiên bản giới hạn. Đó là một chiếc máy Mac được thiết kế độc đáo với bo mạch chủ tương tự như của PowerMac 5500. Hơn nữa, thiết bị còn đi kèm với các tính năng như âm thanh và video tiên tiến, tích hợp TV / FM Radio và hệ thống âm thanh tùy chỉnh do Bose thiết kế kiêm chế tạo. Tuy vậy, thiết bị lại không để lại mấy ấn tượng cho người tiêu dùng, dẫn đến doanh số bán hàng rất kém.
9. APPLE EMATE 300


Apple eMate 300 là một máy tính khá tốt, nhưng bị hạn chế là chỉ sử dụng cho lĩnh vực giáo dục. Trên thực tế, đây là chiếc máy đầu tiên và duy nhất dựa trên Newton mà có bàn phím tích hợp đầy đủ chức năng kèm bút cảm ứng.
Lần đầu tiên được phát hành, sản phẩm có giá là $799 nhưng chỉ giới hạn ở các cơ sở giáo dục. Nếu eMate được phát hành cho thị trường tiêu dùng nói chung, rất có thể sẽ tạo ra một tác động lớn hơn. Tuy nhiên, sau khoảng gần 1 năm phát hành thì sản phẩm đã bị thu hồi.
10. APPLE EWORLD


Trong những năm 1990, Apple đã phát triển dịch vụ eWorld của hãng, đây có thể nói là một dịch vụ mạng tách biệt với Internet. Giống như những dịch vụ khác, eWorld là một dịch vụ thông tin dựa trên đăng ký chỉ dành cho người dùng Mac và Newton. Được biết, eWorld có giá $8,95/tháng (bao gồm hai giờ miễn phí) và bị tính phí $7,95/giờ từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Và số phận của eWorld đã kết thúc với sự trỗi dậy của Internet.
11. APPLE CYBERDOG
Để cạnh tranh với Internet Explorer của Microsofts và Navigator của Netscape, Apple đã cho ra mắt Cyberdog. Đây là một bộ Internet được phát triển để hoạt động trên Mac OS và được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1996 ở bản beta. Trong đó, bộ Internet OpenDoc bao gồm email, trình đọc tin tức, trình duyệt web và các công cụ quản lý sổ địa chỉ.
Tuy nhiên, Cyberdog bị ảnh hưởng nặng nề bởi bộ nhớ và sử dụng tài nguyên bộ nhớ của người dùng để hoạt động. Ngoài ra, các tài liệu đã lưu không thể xem được từ các ứng dụng không hỗ trợ định dạng Brento của OpenDoc và khi các tiêu chuẩn web phát triển, Cyberdog trở nên lỗi thời. Cuối cùng, Cyberdog được thay thế bằng Internet Explorer cho Mac vào năm 1997 và lần lượt được thay thế bằng Safari của Apple vào năm 2003.
12. CHUỘT HOCKEY PUCK


Vào nửa sau của những năm 1990, Apple đã phát hành một con chuột được thiết kế độc đáo mà ngày nay thường được gọi là “Hockey Puck”. Thiết kế của chuột rất độc đáo nhưng lại khó sử dụng. Bởi vì, chuột USB hình tròn dễ bị sứt mẻ với những chiếc iMac và Power Mac đời đầu của thời kỳ đó. Tuy sở hữu thiết kế tôn lên vẻ thẩm mỹ của iMac nhưng lại khiến chuột trở nên vô dụng. Hơn nữa chuột cũng khá nhỏ nên rất khó để nắm bắt cũng như định hướng nên không được người dùng ưa chuộng, đặc biệt là các nhà thiết kế đồ họa.
13. APPLE G4 CUBE


The Cube được phát hành vào cuối những năm 1990, đó là chiếc Mac 20 x 20 x 20 cm G4, được treo bằng chất liệu acrylic trong suốt cùng với nhiều tính năng. Mặc dù có thiết kế táo bạo nhưng Cube có một số vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, thiết bị có một mức giá đắt lên tới $1,800. Thứ hai là máy không thể nâng cấp được. Không những thế, nhiều người dùng cũng gặp vấn đề với việc Cube thiếu đầu vào và đầu ra âm thanh thông thường. Thay vào đó, máy đi kèm với một bộ khuếch đại USB bên ngoài và một bộ loa Harman Kardon. Hơn nữa, đầu vào âm thanh chỉ có USB cho nên nhiều người dùng coi là một hạn chế nghiêm trọng.
14. APPLE TALIGENT


Năm 1988, Apple hợp tác với IBM để tạo ra thế hệ hệ điều hành tiếp theo để thay thế Mac OS. Dưới sự hợp tác này, Taligent Inc. được thành lập để bắt đầu làm việc trên hệ điều hành mới có tên mã là Pink. Mục tiêu chính của Taligent là xây dựng một hệ điều hành dựa trên đối tượng, nhưng đã thất bại hoàn toàn. Cuối cùng, liên doanh giữa Apple và IBM đã đổ vỡ và Taligent được IBM tiếp nhận. Apple đã quyết định rời bỏ dự án để tập trung vào hệ điều hành mới của riêng họ, Copland.
15. HỆ ĐIỀU HÀNH COPLAND


Copland là nỗ lực của Apple để chống lại Windows ’95 của Microsoft. Hệ điều hành này cũng được lên kế hoạch thay thế hệ điều hành Mac OS 7 đã cũ, giống như hệ điều hành khác của Apple, Taligent. Tuy được quảng cáo là cung cấp khả năng đa nhiệm được cải thiện, phân bổ bộ nhớ vượt trội và các khối xây dựng tương lai khác nhưng đáng buồn thay cho Apple, sự phát triển của Copland không đơn giản vì có vấn đề với khả năng tương thích ngược. Các thử nghiệm ban đầu chứa đầy lỗi và dự án cuối cùng đã bị Steve Jobs loại bỏ trước khi Apple mua NeXT Software vào năm 1996.
16. IEEE 1394 – FIREWIRE


Firewire được thiết lập để trở thành tiêu chuẩn cho tốc độ cao thông tin liên lạc và truyền dữ liệu. Có thể xem đây là nỗ lực chung của Apple, IBM và Sony và được nhiều người coi là thành công trong thời điểm đó. Cuối cùng, không phụ những nỗ lực của các hãng, Firewire đã trở thành một tiêu chuẩn thống nhất trong toàn ngành và được thiết lập để thay thế SCSI cũng như sự lộn xộn khó sử dụng của các cổng và dây cáp ở phía sau máy tính để bàn.
Tuy nhiên, dưới sự tham lam của Apple khi hãng bắt đầu yêu cầu giấy phép tính phí, điều này dẫn đến sự phẫn nộ trong toàn ngành. Vì thế, Firewire nhanh chóng bị loại khỏi PC, cho đến ngày nay thì Firewire chỉ là một bộ nhớ vì USB đã thống trị.
17. POWERBOOK DUO 230


PowerBook Duo 230 của Apple là một trong những máy tính xách tay siêu di động đầu tiên trên thế giới, với kích thước 27,7 x 21,6 x 3,6 cm, Duo nặng 1,86 kg. Điều này làm cho máy tính mỏng và nhẹ hơn đáng kể so với các thiết bị khác ở đời điểm hiện tại. Được biết, Duo 230 có hiệu quả giống như Duo 210 nhưng có bộ xử lý 33MHz nhanh hơn. Giống như sản phẩm tiền nhiệm trước đó, Duo 230 có PDS 152 pin sáng tạo cho phép kết nối với một đế cắm và điều này khiến cho Duo đạt được đầy đủ các tính năng của máy tính để bàn. Không những thế, đế của Duo còn bao gồm các khe cắm mở rộng, FPU và bộ nhớ đệm Cấp 2 cho bộ xử lý. Docks cũng có thể cung cấp nhiều VRAM hơn để sử dụng với màn hình màu. Tuy nhiên bất chấp tất cả các tính năng này, Duo cũng không thể làm nên tên tuổi của Apple như hãng mong đợi.
MINH TÚ (Theo Interesting Engineering)